Lĩnh vực quản trị nhân sự có hai cụm từ quen thuộc là Recruiter và Headhunter để chỉ người làm công việc tuyển dụng. Tuy nhiên, Recruiter và Headhunter là các bộ skill set khác nhau phục vụ những mục đích khác nhau và market segment khác nhau.
Nhìn chung, giữa Recruiter và Headhunter tồn tại 4 điểm khác biệt chính, bao gồm: Nhân sự; Công việc và môi trường làm việc; Kết quả công việc; Chi phí vận hành. Hãy cùng Headhunting tìm hiểu về nội dung này các bạn nhé!
Recruiter và Headhunter – Họ là ai?
Recruiter thường là những người được doanh nghiệp thuê để tìm kiếm nhân sự cho những vị trí còn trống trong doanh nghiệp đó. Họ đa phần là những người làm trong phòng nhân sự của chính doanh nghiệp, hoặc có thể là bên thứ ba. Cũng bởi vì làm việc cho doanh nghiệp nên Recruiter có thể trả lời các câu hỏi của ứng viên về công việc, tiền lương và văn hóa công ty tốt hơn so với các Headhunter.
Headhunter (thợ săn đầu người) được hiểu là những người chuyên tìm ra các ứng viên phù hợp, đặc biệt là các nhân sự cấp cao, nhân sự có những kỹ năng đặc biệt mà doanh nghiệp không thể tuyển dụng qua các kênh thông thường được. Đa số các Headhunter sẽ đến từ những bên thứ ba do doanh nghiệp thuê, số rất ít còn lại là nhân viên của chính doanh nghiệp đó.
Recruiter và Headhunter khác nhau như thế nào?
Thường Recruiter là nhân viên phòng nhân sự của doanh nghiệp nên họ là người chịu trách nhiệm chính cho việc tìm kiếm ứng viên.
Một sự khác biệt rõ ràng có thể thấy ngay là dù cả Headhunter và Recruiter đều tìm những ứng viên phù hợp cho vị trí đang trống, nhưng Recruiter sẽ trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trình tuyển dụng, từ đăng tin tuyển dụng, đọc hồ sơ của ứng viên và phỏng vấn trực tiếp. Hầu hết Recruiter sẽ sử dụng các kênh tuyển dụng công khai để tìm ứng viên: website doanh nghiệp, các trang đăng tin tuyển dụng, mạng xã hội, báo chí,…
Recruiter và Headhunter khác nhau như thế nào?
Headhunter thường xuất thân từ chính ngành mà doanh nghiệp muốn tìm kiếm nhân sự. Nói một cách đơn giản thì họ là những chuyên gia tuyển dụng nhân sự trong một lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như Quản trị, IT, tài chính – ngân hàng, kỹ thuật. Họ sử dụng những kênh không công khai, mối quan hệ cá nhân,… để tìm ra những ứng viên phù hợp nhất.
Thay vì chờ đợi những đơn xin việc từ khắp nơi và đăng tin rầm rộ, thì các Headhunter sẽ chủ động tìm kiếm, tiếp cận với những người phù hợp và liên lạc với những ứng viên tốt nhất. Bởi vì các ứng viên có thể không phải là những người đang chủ động tìm việc nên quy trình tuyển dụng các Headhunter sẽ phải tham gia nhiều vào các hoạt động trao đổi, đàm phán, thuyết phục.
Sau đó, họ sẽ trực tiếp trao đổi và tư vấn cho ứng viên đó. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, ứng viên sẽ được công ty mời phỏng vấn và việc của headhunter chỉ còn là chờ phản hồi từ phía công ty khách hàng.
Recruiter và Headhunter – Kết quả công việc khác biệt như thế nào?
Recruiter trả về những ứng viên có đặc điểm chung là “người tìm việc” nên chất lượng ứng viên thường sẽ thấp hơn kỳ vọng của doanh nghiệp.
Số lượng ứng viên từ nguồn này là rất lớn nên chỉ cần tìm trong thời gian ngắn và ứng viên thường sẵn sàng đi làm luôn. Tuy có thể nắm được lượng lớn nhân sự cần tìm việc một cách nhanh chóng, nhưng các Recruiter thường phải mất rất nhiều thời gian sàng lọc CV, phỏng vấn sơ khởi để có thể “shortlist” được những hồ sơ được xem là phù hợp với điều kiện tuyển dụng. Thực tế, Recruiter phù hợp để tuyển những vị trí trung, thấp cấp trong doanh nghiệp, hay tuyển với số lượng nhiều.
Recruiter và Headhunter khác nhau như thế nào?
Hoàn toàn ngược lại, Headhunter mang lại những ứng viên có đặc điểm chung là “việc tìm người” thường là 1 vị trí với yêu cầu đặc thù, 1 vị trí cần tuyển bí mật hoặc 1 vị trí cấp cao. Nên chất lượng ứng viên thường thỏa mãn tất cả các yêu cầu của doanh nghiệp.
Số lượng ứng viên từ nguồn này sẽ tỉ lệ nghịch với chất lượng, có những vị trí cao thường cần đến vài tháng thậm chí cả năm trời chỉ để tìm một ứng viên. Các ứng viên dạng này thường đã có rất nhiều năm kinh nghiệm, đã đảm nhiệm chức vụ quản lý và một số ứng viên đang làm việc cho doanh nghiệp khác nên việc thuyết phục họ chuyển việc mất rất nhiều thời gian, công sức. Thế nên, Headhunter thường chỉ để tìm những vị trí quản lý cấp cao và để phục vụ những chiến dịch dài hạn của doanh nghiệp.
Chi phí vận hành Recruiter và Headhunter ra sao?
Recruiter là “cây nhà lá vườn” nên chắc chắn chi phí sẽ là tối thiểu. Nhưng các chi phí ẩn khác như thời gian, chi phí quản lý, sàng lọc ứng viên,… sẽ rất khó để tính toán và phụ thuộc khá nhiều vào chuyên môn của nhân sự. Thêm vào đó khi tham gia vào tuyển dụng các công việc khác trong phòng Nhân sự sẽ bị ảnh hưởng tương đối nhiều.
Doanh nghiệp khi sử dụng Headhunter sẽ mất chi phí dịch vụ cho bên thứ ba. Chi phí này tùy thuộc vào chất lượng ứng viên bạn muốn tuyển, thường sẽ rất cao với những vị trí từ cấp quản lý trở lên. Nhưng doanh nghiệp sẽ không mất thời gian và các chi phí ẩn khác như quản lý ứng viên, chi phí sàng lọc,…
Headhunting chúc bạn thành công !