Những Tố Chất Cần Có Của Một Marketer

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kéo theo sự nở rộ của nhiều doanh nghiệp, thương hiệu từ nhiều ngành khác nhau tạo nên thị trường kinh doanh sôi động. Vì thế, để có thể cạnh tranh và đứng vững trong thị trường “khốc liệt” này thì doanh nghiệp cần tạo nên dấu ấn và sự khác biệt. Marketing chính là chìa khóa để doanh nghiệp có thể giải được bài toán này và những Marketer là những quân bào chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong xuyên suốt quá trình phát triển. Vậy những tốt chất của một Marketer chuyên nghiệp sẽ bao gồm những gì, hãy cùng HEADHUNTING tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây các bạn nhé.

1. Marketer là gì?

Marketer là một thuật ngữ được sử dụng chỉ những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông Marketing tại các doanh nghiệp hiện nay. Những người này thường đảm nhận các công việc như tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thị trường để đưa ra các kế hoạch, chiến dịch thúc đẩy doanh thu, hay quảng bá sản phẩm, dịch vụ và tạo dấu ấn thương hiệu trên thị trường.

Nhiệm vụ chính của các Marketer là tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm mình cung cấp so với các đối thủ khác trên thị trường, cũng như nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng nhằm mục đích tạo ra các nhu cầu mới, sản phẩm mới, giúp doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển.

2. Những tố chất làm nên một Marketer chuyên nghiệp

Thích nghi nhanh

Trong bất cứ ngành nghề nào liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thì việc phát sinh các sự cố, hay tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó các bạn Marketer cần phải có sự bình tĩnh, cũng như thích nghi nhanh với tình huống để có thể xử lý một cách linh hoạt. Một Marketer giỏi và chuyên nghiệp là người có khả năng biến những tình huống khó khăn trở thành điểm mạnh và lợi thế cá nhân riêng biệt để có thể phát huy tối đa khả năng, cũng như trình độ của mình.

Biết quan sát, lắng nghe phản hồi

Bản chất của ngành nghề Marketing luôn là tìm cách để tiếp cận khách hàng mục tiêu và bán các sản phẩm của mình cung cấp. Chính vì thế việc quan sát, lắng nghe để có thể nắm bắt được tâm lý khách hàng là việc làm cần thiết, và mà tố chất cần có của một Marketer.

Từ việc nắm bắt được nhu cầu, cũng như mong muốn của khách hàng, các doanh nghiệp sẽ thông qua bộ phận Marketing để có thể tiếp cận gần hơn đến người tiêu dùng và phân phối sản phẩm đến họ, cũng như khẳng định uy tín trong lòng khách hàng.

Luôn sáng tạo, chịu tìm tòi, học hỏi cái mới

Khách hàng là thượng đế, do đó việc nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng cũng Để tiếp cận và khai thác được các nhu cầu của khách hàng cũng cần có sự sáng tạo, nhiệt tình để có thể tạo được thiện cảm, cũng như lòng tin đối với họ. Không chỉ dừng lại tại đó các Marketer là người tạo ra các chiến lược, định hướng cho sự phát triển chung của công việc.

Để có được những chiến lược về khách hàng chất lượng và hiệu quả, người làm Marketing phải luôn cố gắng sáng tạo để đưa ra những ý tưởng mới mẻ, độc đáo, đủ sức ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khách hàng nhằm mục đích phát triển cho doanh nghiệp.

Khả năng chịu áp lực

Marketing là ngành nghề cần sự lăn xả, nghiên cứu thị trường sâu rộng, và có thể sẽ phải đối mặt với khối lượng công việc cực kỳ lớn mỗi ngày. Do đó, khả năng chịu áp lực tốt cũng là một trong những yếu tố làm nên một marketer chuyên nghiệp.

Khi có quá nhiều việc phải làm thì các Marketer cần phải có khả năng thu xếp, chọn lọc và sắp xếp công việc khoa học. Đảm bảo vừa có thể hoàn thành công việc, vừa có thời gian nghỉ ngơi, và giải tỏa tinh thần cho bản thân.

Có kỹ năng làm việc nhóm

Khi bắt tay vào bất kỳ dự án hay chiến dịch nào cũng cần có đội nhóm để làm việc cùng nhau. Do đó kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả là điều mà mỗi một Marketer đều cần tự rèn luyện cho bản thân. Một Marketer giỏi và chuyên nghiệp là người luôn biết cách giải quyết các tình huống một cách khoa học, linh hoạt và khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ, nắm bắt được tâm lý người đối diện để có thể đàm phán, thuyết phục đồng nghiệp, khách hàng một cách hiệu quả, và có thể phối hợp làm việc với nhau nhuần nhuyễn.

Khả năng ngoại ngữ

Khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh là một trong những công cụ cần có của mỗi Marketer. Ngoài việc ngoại ngữ sẽ giúp các bạn có thể tham khảo, học hỏi được từ những thương hiệu nước ngoài để nâng cao vốn kiến thức thì tiếng Anh còn giúp các bạn có thể tự tin giao tiếp với các đơn vị nước ngoài. Từ đó dễ dàng mang đến các chiến dịch kết hợp truyền thông chất lượng và dễ dàng tạo nên những dấu ấn, lòng tin cho các khách hàng.

3. Công việc của một người làm Marketer

Lên kế hoạch chi tiết và các mục tiêu rõ ràng

Một Marketer thường bắt đầu ngày mới bằng những công việc như checklist công việc ngày hôm nay, mục tiêu các task công việc hàng ngày và rà soát các task công việc vẫn đang dang dở để hoàn thành mục tiêu đúng deadline.

Bên cạnh đó, việc định hướng các chiến lược phát triển lại mỗi ngày cũng là điều cực kỳ quan trọng trong công việc hàng ngày của Marketer. Họ sẽ thường bắt đầu các công việc bằng cách tạo ra một bản kế hoạch lớn tổng thể và từ đó chia ra các đầu mục nhỏ, các công việc liên quan và lần lượt hoàn thành chúng theo tiến độ nhất định.

Trong mục tiêu của Marketer thường không cố hữu mà sẽ luôn được kiểm tra lại liên tục để điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng. Các mục tiêu trong kế hoạch Marketing luôn gắn kết chặt chẽ với nhau để tạo ra một sợi dây liên mạch tạo nên sự thành công của toàn bộ chiến dịch.

Quan sát, theo dõi và phân tích số liệu liên quan đến đối thủ cạnh tranh

Thương trường luôn là nơi có sự cạnh tranh khốc liệt hàng ngày, hàng giờ. Vậy nên các Marketer cần phải có đủ kiến thức, cũng như sự hiểu biết để có thể nắm được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như đối thủ. Từ đó đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số hơn đối thủ trên thị trường.

Việc nghiên cứu này thường được tiếp cận và xử lý thông tin thông qua trang web, trang facebook, hay chính các sản phẩm và dịch vụ của đối thủ. Tìm hiểu những điều này để đưa ra những đánh giá khách quan, bên cạnh đó thực hiện các chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm. Chính vì thế, các Marketer không những cần phải nghiêm túc nghiên cứu và phân tích đối thủ cẩn thận mà còn phải giúp doanh nghiệp đáp ứng tối đa các nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.

Tìm kiếm tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Khách hàng mục tiêu luôn là đối tượng quan trọng được các doanh nghiệp chú trọng và hướng đến tìm kiếm. Và đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong công việc của Marketer. Một trong những công cụ mà Marketer thường sử dụng để tìm ra đối tượng này chính là “Customer portrait: – hay còn được hiểu là chân dung khách hàng tiềm năng. Và để có thể vẽ nên được bức chân dung hoàn chỉnh cho khách hàng, các marketer cần phải trải qua quy trình gồm 3 bước như sau:

Cập nhật hồ sơ và đầy đủ các thông tin liên quan lên hệ thống quản lý.

Cụ thể hơn đó là các Marketer sẽ phải mở ra các cuộc điều tra để tìm được chính xác đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cần hướng tới và tiếp cận. Điều quan trọng nhất là phải xác định được các thành phần khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp.

Theo dõi phản hồi từ truyền thông, đo lường và đánh giá số liệu

Một trong những điều mà Marketer nào cũng cần lưu ý và quan tâm hàng ngày đó là việc lắng nghe những phản hồi từ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mình cung cấp. Dư luận sẽ là thước đo chất lượng chính xác nhất mà các bạn không mất công, mất chi phí để thử nghiệm.

Hãy luôn lắng nghe để có những điều chỉnh về sản phẩm phù hợp, giúp tình hình kinh doanh triển vọng hơn, cũng như nhận được sự đón nhận tích cực hơn từ người tiêu dùng. Ngoài ra các kênh truyền thông cũng là cách để Marketer giao tiếp, cũng như lắng nghe những phản hồi từ thị trường. Các kênh đó phải kể đến như: Youtube, Zalo, Facebook, Website,…

Sáng tạo nội dung phù hợp, thu hút khách hàng

Bên cạnh công việc nghiên cứu, thì có lẽ cụm từ sáng tạo là điều mà các Marketer ai cũng cần có để có thể đưa ra các nội dung mới mẻ, chiến lược truyền thông hấp dẫn, mang đậm cá tính và đặc trưng riêng của bản thân, cũng như của doanh nghiệp.

Nghề Marketing không chỉ đơn giản là làm việc với con số, mà việc sáng tạo lên những chiến lược hấp dẫn, các nội dung độc đáo để có thể đánh vào tâm lý, nhu cầu khách hàng một cách nhanh nhất cũng cực kỳ quan trọng.

Các nội dung sáng tạo sẽ là công cụ thể hiện điểm mạnh trực tiếp của thương hiệu, tính năng vượt trội của sản phẩm, và quan trọng hơn hết nó sẽ là nơi khiến cho chất lượng và uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu được khách hàng thấu hiểu, và cảm nhận. Vậy nên các Marketer thường xuyên phải cập nhật các xu hướng mới, để tạo ra các sản phẩm phù hợp, giúp đẩy mạnh truyền thông tự nhiên và thu hút đối tượng khách hàng.

Xây dựng nội dung Content

Đây là một trong những kỹ năng quen thuộc của một Marketer chuyên nghiệp. Với công việc này thì cụ thể các Marketer sẽ sáng tạo các nội dung trên các nền tảng như Website, Facebook, Blog,… cùng nhiều các công việc liên quan khác. và rất nhiều những thứ khác nữa.

Trong ngành Marketing có hàng loạt các thể loại Content Marketing mà bạn cần tiếp xúc và sử dụng mỗi ngày để phục vụ cho mục đích truyền thông. Các Marketer sẽ là người tạo ra các nội dung ấn tượng, nhằm mục tiêu mang đến tính viral rộng rãi. Để thông qua đó có thể tiếp xúc với nhiều khách hàng mục tiêu. Thông qua các nội dung truyền tải, người dùng sẽ hiểu về doanh nghiệp, thương hiệu cũng như sản phẩm của bạn từ đó giúp các bạn xây dựng lòng tin, độ uy tín cho thương hiệu trên thị trường.

Giáo dục, duy trì quan hệ với khách hàng

Marketer làm gì? Đó chính là việc tìm kiếm cũng như gây dựng mối quan hệ với hàng loạt các khách hàng tiềm năng. Các Marketer sẽ bắt đầu làm việc này ngay từ khi khách hàng tìm kiếm về thương hiệu của họ trên mạng Internet.

Họ nuôi dưỡng mối quan hệ này hàng ngày, hàng giờ thông qua các Email Marketing. Họ sẽ gửi đi hàng loạt các email hay tin nhắn về các chương trình khuyến mại, thông tin sản phẩm, sự kiện sắp tới nhằm xác đích sở thích, hành vi của khách hàng. Ngoài ra các Marketer cũng thường duy trì việc này thông qua các email cá nhân theo dữ liệu data họ cập nhật được để có thể chạm đến khách hàng, cũng như tăng khả năng chuyển đổi thành doanh số.

Phân khúc khách hàng

Trong các chiến dịch Marketing thì hoạt động tiếp cận khách hàng mục tiêu thường được áp dụng nhiều hơn so với phương pháp sử dụng email marketing. Nếu là một Marketer chuyên nghiệp thì chắc chắn các bạn sẽ biết mình cần đặt ra những câu hỏi gì cho những đối tượng khách hàng này để có thể phân loại đối tượng mục tiêu hướng đến.

Tùy thuộc vào sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn mà việc phân khúc khách hàng sẽ khác nhau. Các Marketer sẽ thường khơi gợi để tìm hiểu xem khách hàng đang gặp vấn đề gì, tìm ra “nỗi đau” của họ và từ đó sẽ phân loại được các khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu. Đồng thời tiếp cận để xây dựng mối quan hệ, độ uy tín cho khách hàng về sản phẩm, thương hiệu.

Thử nghiệm để đánh giá hiệu quả chiến dịch

Mỗi chiến dịch Marketing đều có những hoạt động, hay những chiến lược nhằm tạo ra các thử nghiệm để đánh giá khách hàng, cùng như đánh giá xem chiến dịch của mình thành công đến đâu. Các Marketer sẽ lần lượt thử nghiệm các phân đoạn trong mỗi chiến dịch Marketing để giúp bạn nhận biết phần nào đem lại hiệu quả, phần nào không?

Họ có thể bắt đầu làm một số thử nghiệm nho nhỏ bằng cách thay đổi màu sắc, nhiều vị trí khác nhau. Hoặc là họ sẽ tiến hành kiểm tra cả 2 phiên bản cùng lúc của một Landing Page, hay một bài quảng cáo để đánh giá tệp khách hàng, cũng như độ hiệu quả của chiến dịch đó.

Với sự hỗ trợ của các công cụ về web hiện nay, các bạn sẽ biết được cách so sánh với những khách hàng tiềm năng. Chỉ những khách hàng tiềm năng mới có hành vi truy cập vào website để tìm kiếm sản phẩm, tìm hiểu thông tin,… Việc này có vẻ là một nhận xét điên rồ nhưng mà đa số các Marketer đều sẽ đánh giá chiến dịch của họ như thế.

HEADHUNTING chúc bạn thành công !