Chuyển đến nội dung
  • Điện Thoại: 0243.999.2979
  • Hotline: 0398.535.333
  • cskhheadhunting@gmail.com
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Cẩm nang
  • Liên hệ
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Cẩm nang
  • Liên hệ
Home » Những điều không nên có trong thư xin nghỉ việc

Những điều không nên có trong thư xin nghỉ việc

Mặc dù sau khi nghỉ việc, bạn sẽ không còn là thành viên của doanh nghiệp nhưng bạn vẫn nên giữ một thái độ tích cực nhất. Bởi điều này cho thấy sự chuyên nghiệp của bạn và có thể bạn còn gặp gỡ, hợp tác với công ty đó trong tương lai. Do vậy, khi nghỉ việc bạn cần phải cân nhắc về việc viết một lá thư phù hợp và khéo léo. Để đạt được kết quả đó, dưới đây là một số điều bạn nên tránh.

nhung-dieu-khong-nen-co-trong-thu-xin-nghi-viec-kien-nghiep-group1

Mơ hồ về việc rời đi

Bạn không nên mập mờ và cũng không cần thể hiện rằng nếu công ty đưa ra lời đề nghị thì bạn sẽ suy nghĩ về việc ở lại. Thư từ chức của bạn nên ngắn gọn và đi vào vấn đề. Về cơ bản, có hai điều chính mà bạn nên bao gồm là nói rõ ý định rời đi và chi tiết về ngày cuối cùng làm việc của bạn. Hãy rõ ràng và cụ thể nhất có thể, tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào.

Nói rằng bạn sẽ rời đi ngay lập tức

Thông thường các công ty có quy định về thời gian thông báo 30 hoặc 45 ngày trước khi nghỉ việc, bạn cần phải tuân thủ chính sách của họ. Đồng thời hãy đề nghị hỗ trợ hướng dẫn bất kỳ nhân viên mới nào thay thế bạn. Bằng cách này bạn có thể chuyển sang công việc mới một cách thuận lợi đồng thời duy trì được các mối quan hệ có được ở công việc cũ.

Thông tin tiêu cực về bất cứ ai 

Trong khi đề cập đến lý do cụ thể khiến bạn rời bỏ công việc, hãy đảm bảo rằng bạn không bao gồm các nhận xét tiêu cực đối với bất kỳ cá nhân nào trong công ty. Chỉ cần nhớ, mục đích của việc gửi thư nghỉ việc là để thông báo cho công ty hiện tại rằng bạn sẽ rời bỏ công việc của mình vào một ngày nào đó. Trên thực tế, thay vì chỉ trích, phàn nàn về người khác, hãy sử dụng thư nghỉ việc như một cơ hội “vàng” cuối cùng để tạo ấn tượng tốt – điều có thể hữu ích đối với bạn trong tương lai.

Lí do bạn ghét công việc

Đừng để bản thân bị khuất phục trước sự thôi thúc đưa ra một danh sách dài các lý do khiến bạn trở nên vỡ mộng hoặc bất mãn với công việc của mình. Nếu bạn không thích công việc thì sẽ phù hợp hơn nếu bạn trình bày chúng trực tiếp với người quản lý nhân sự trong cuộc phỏng vấn nghỉ việc hơn là thư từ chức.

Cảm thấy chán nản với công việc sẽ để lại dư vị khó chịu và cho thấy rằng bạn là người không có lòng bao dung và sẵn sàng bỏ qua chuyện cũ. Thay vào đó, hãy đề cập đến các khía cạnh của công việc mà bạn thấy yêu thích và những gì bạn đã học được. Hãy giữ sự chuyên nghiệp ngay cả khi bạn sắp rời đi, điều này hoàn toàn có lợi cho bạn.

nhung-dieu-khong-nen-co-trong-thu-xin-nghi-viec-kien-nghiep-group1

Hạ thấp giá trị của doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ của công ty

Cố gắng tránh các cụm từ như “Tôi sẽ rời đi để làm việc với một công ty hàng đầu trong lĩnh vực” ngụ ý công ty hiện tại của bạn kém hơn. Một lần nữa, hãy rời khỏi công việc với tinh thần tích cực nhất có thể.

Đề cập mức lương tốt hơn là lý do bạn rời đi

Đừng nói rằng bạn muốn rời đi với hy vọng rằng công ty sẽ trả cho bạn một mức lương cao hơn. Nếu họ không tăng lương, bạn sẽ nghỉ việc. Thay vào đó, nếu bạn muốn sử dụng một lời mời làm việc mới làm “đòn bẩy” để đàm phán một mức lương cao hơn ở công ty hiện tại, hãy gặp trực tiếp sếp của bạn và thảo luận về tình huống này.

Lỗi chính tả

Ngay cả khi thư xin nghỉ việc là tài liệu cuối cùng bạn gửi cho người quản lý hiện tại, thì nó cũng nên thể hiện sự tỉ mỉ và kỹ năng viết của bạn. Một lá thư khó hiểu với lỗi ngữ pháp, chính tả là minh chứng cho người quản lý thấy rằng bạn không còn muốn cố gắng và để bạn ra đi là một quyết định đúng đắn. Do đó, hãy giữ cho thư xin nghỉ việc của bạn luôn thân thiện, tránh bất kỳ lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào. Bạn thậm chí có thể nhờ bạn bè hoặc người thân đọc qua để điều chỉnh các lỗi không nên có.

Nghỉ việc là một phần trong công việc của mỗi người và bạn có thể trải qua một vài lần trong suốt sự nghiệp của mình. Nguyên tắc khi viết thư nghỉ việc là chuyên nghiệp. Hãy nhớ rằng, những gì bạn viết và thái độ của bạn trong quá trình này có thể ảnh hưởng đến triển vọng công việc trong tương lai.

Nếu bạn cần viết một lá thư hay, hãy tránh những sai lầm được đề cập trên đây. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra một lá thư phù hợp để bảo vệ hình ảnh và uy tín của bạn khi thực hiện các bước tiếp theo trên con đường sự nghiệp.

Headhunting chúc bạn thành công !

  • ADMIN
  • Tháng Tư 7, 2022
  • 2:40 chiều
PrevBài trướcCách đăng tin tuyển dụng thu hút và hiệu quả
Bài tiếp theoDấu hiệu nhận biết sếp qua buổi phỏng vấnNext

Tin mới

Top Vị Trí Việc Làm Tiếng Hàn Lương Cao Nhất

20 Tháng Ba, 2023

Chỉ Số KPI Tuyển Dụng Của Một HeadHunter

14 Tháng Ba, 2023

Dịch Vụ Tuyển Dụng Nhân Sự Các Vị Trí Tiếng Nhật

5 Tháng Ba, 2023

Dịch Vụ HeadHunter Nhân Sự Các Vị Trí Tiếng Hàn

28 Tháng Hai, 2023

Dịch Vụ HeadHunter Nhân Sự Các Vị Trí QA/QC/QS

25 Tháng Hai, 2023

Dịch Vụ Tuyển Dụng Nhân Sự Cấp Cao

25 Tháng Hai, 2023

Bí quyết tuyển dụng nhân sự tiếng Trung

23 Tháng Hai, 2023

Website Tuyển Dụng Và Tìm Việc Hàng Đầu Việt Nam

22 Tháng Hai, 2023

Bí quyết phỏng vấn xin việc bằng tiếng Trung

20 Tháng Hai, 2023

Dịch Vụ Headhunter Nhân Sự Các Vị Trí Tiếng Trung

15 Tháng Hai, 2023

Công Ty HeadHunt Hàng Đầu Việt Nam Hiện Nay

11 Tháng Hai, 2023

Cẩm Nang Tìm Việc Vị Trí Giúp Việc Gia Đình

8 Tháng Hai, 2023

LIÊN HỆ HEADHUNTING

  • Điện thoại : 0243.999.2979
  • Hotline : 0398.535.333
  • cskhheadhunting@gmail.com

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KIẾN NGHIỆP

  • O1O8982457
  • GCNĐKDN số O1O8982457 do Phòng ĐKKD - Sở KH&ĐT TP Hà Nội Cấp
  • 37B2, Tổ 48B, Ngõ 259, Yên Hoà, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Phone: 0243.999.2979 | 0398.535.333
  • cskhheadhunting@gmail.com
  • kiennghiepgroup.com

Dịch vụ

  • Dịch vụ HeadHunting
  • Cẩm nang tuyển dụng
  • kiennghiepgroup.com
  • vuavieclam.com.vn
  • ceoworks.vn
  • kjob.vn

Kết nối

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
  • BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KIẾN NGHIỆP