Bí Quyết Tuyển Dụng Vị Trí Telesales Hiệu Quả Nhất

Hiện nay, nhu cầu về nhân sự telesales đang tăng lên ở cấp số nhân. Tuy nhiên, vì đây là vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng, nên việc tuyển dụng telesales đòi hỏi có tiêu chí và mức độ chuyên nghiệp nhất định. Vậy làm thế nào để tuyển dụng được vị trí này hiệu quả mà tiết kiệm được chi phí và thời gian. Hãy cùng Headhunting tìm hiểu những bí quyết tuyển dụng các bạn nhé.

1. Xây dựng chân dung ứng viên thật chi tiết và rõ ràng 

Giọng nói chuẩn

Đối với một nhân viên telesales, việc sở hữu một giọng nói chuẩn, truyền cảm là điều kiện cơ bản bởi đây là công cụ giúp nhân viên trao đổi trực tiếp với khách hàng. Mặc dù không nhìn thấy đầu dây bên kia, nhưng thông qua giọng nói khách hàng có thể tưởng tượng ra chân dung của người đang đối thoại với mình và nó có tác động lớn đến việc quyết định có tiếp tục cuộc thoại hay không.

Khả năng xử lý tình huống

Sự linh hoạt của nhân viên telesales sẽ được thể hiện khi nhà tuyển dụng đặt ra tình huống giả định có thể sẽ gặp trong thực tế và yêu cầu ứng viên giải quyết nếu gặp phải trường hợp đó. Ngoài ra, tốc độ phản ứng nhanh nhạy để giữ cuộc nói chuyện liên tục, không bị gián đoạn cũng là yếu tố để đánh giá cao một ứng viên tiềm năng.

Kiến thức chuyên môn

Những hiểu biết về bán hàng, thị trường, nhóm sản phẩm, nhóm khách hàng… sẽ là điểm cộng cho nhân viên telesales trong khi tuyển dụng mặc dù các nhân viên đều sẽ được đào tạo trước khi bắt đầu công việc hoặc dự án mới.

Nghiệp vụ cơ bản

Bên cạnh các kĩ năng chuyên môn, nhà tuyển dụng telesales cũng chú ý tới các kĩ năng cơ bản khác như sử dụng hệ thống phần mềm, thiết bị viễn thông, máy tính, kĩ năng tìm kiếm, tin học văn phòng…

2. Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng

Đây là khâu quan trọng trong quá trình tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng, bởi khâu này sẽ quyết định bạn sẽ thành công hay không. Kế hoạch được chuẩn bị càng chi tiết, cụ thể thì hiệu quả sẽ càng cao.

Bạn cần lên danh sách các việc cụ thể, như: thời gian tuyển dụng, thông báo tuyển dụng cần những gì, mô tả công việc, yêu cầu dành cho ứng viên…

Để người ứng tuyển có cảm tình ngay khi mới gặp, bạn cần phải chuẩn bị sẵn một bản giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp hoặc cụ thể hơn là phòng mà ứng viên sẽ trực tiếp làm việc nếu được nhận. Tuyệt đối không nói những điều không đúng với thực tế, bởi sẽ làm cho các ứng viên bị mất lòng tin.

Một phần cũng rất quan trọng đó chính là bản mô tả công việc dành cho ứng viên. Bản mô tả này sẽ phải có đầy đủ các thông tin như: vị trí, yêu cầu của công việc, quyền lợi, nghĩa vụ mà ứng viên… để các ứng viên tự đánh giá bản thân xem có phù hợp với yêu cầu của công ty hay không.

Bên cạnh đó, nên nhấn mạnh vào những quyền lợi, mức lương và những phúc lợi khác dành cho ứng viên, để thu hút các ứng viên tham gia ứng tuyển.

3. Quy trình tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng

Thông báo tuyển dụng

Sau khi đã hoàn tất các việc cho quy trình tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng thì nhà tuyển dụng cần đăng tin tuyển dụng để tất cả các ứng viên biết. Việc thông báo này phải đảm bảo rõ ràng, ngắn gọn, truyền tải đến ứng viên theo cách dễ hiểu và mang lại hiệu quả cao nhất.

Các thông báo tuyển dụng để các ứng viên biết đến có thể thông qua rất nhiều cách, như: trang website chính thức của công ty, trên các diễn đàn, hội nhóm, các trang tuyển dụng… Nhà tuyển dụng cân nhắc chi phí để lựa chọn cho phù hợp nhất.

Tiếp nhận và lọc hồ sơ của ứng viên

Sau khi nhận được hồ sơ từ ứng viên, nhà tuyển dụng phải lọc những hồ sơ đạt đủ yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu muốn có chất lượng ứng viên cao, khâu này phải đảm bảo công bằng và minh bạch.

Phỏng vấn và test ứng viên

Sau khi đã chọn được những bộ hồ sơ phù hợp, nhà tuyển dụng sẽ lên lịch để phỏng vấn và liên hệ với những ứng viên được chọn. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể xem xét và đánh giá đúng năng lực của ứng viên. Trong quá trình phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi để xem ứng viên có phù hợp với yêu cầu của công ty không.

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng có thể chuẩn bị bài test năng lực để kiểm tra năng lực thực tế của ứng viên. Điều này đảm bảo chắc chắn rằng ứng viên có khả năng làm việc thực tế chứ không chỉ lý thuyết suông.

Ngoài ra, tại buổi phỏng vấn ứng viên sẽ được cung cấp các thông tin về mức lương, chính sách đãi ngộ, phúc lợi xã hội… khi làm việc tại công ty, để ứng viên có thể đưa ra quyết định có làm việc tại công ty không.

Thử việc

Sau khi đã chọn được những ứng viên ưu tú sau vòng phỏng vấn, các ứng viên sẽ bắt đầu quá trình thử việc. Trong thời gian thử việc, nhà tuyển dụng sẽ quan sát để đưa ra quyết định cuối cùng. Ứng viên cũng có quyền từ chối ký hợp đồng làm việc chính thức với công ty sau thời gian thử việc, nếu thấy mình không phù hợp với văn hóa công ty.

Quyết định tuyển dụng

Sau thời gian thử việc, nếu cả 2 bên đều đáp ứng được những tiêu chí mà 2 bên đặt ra thì sẽ tiến hành ký hợp đồng làm việc chính thức. Sau khi hoàn thành các công đoạn tuyển dụng, cần phải đánh giá lại toàn bộ quá trình tuyển dụng, những kết quả đã đạt được, những thiếu sót, hạn chế cần bổ sung và khắc phục.

Quy trình tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng là một quy trình khá phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức, cũng như chi phí của công ty. Nếu nhà tuyển dụng có thể ứng dụng đúng quy trình trên thì chắc chắn sẽ có được những ứng viên ưu tú.

Headhunting chúc bạn thành công !