Việt Nam đang bước vào thời kỳ toàn cầu hoá và cuộc cách mạng về công nghiệp. Cho nên, nhu cầu về dịch vụ tài chính kế toán hay kiểm toán hiện nay không ngừng tăng cao. Đồng thời, chúng là vị trí đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi hoạt động của các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh.
Chính vì vậy, ngành nghề này nằm trong top những việc làm được các ứng viên lựa chọn, học tập. Từ đó, tỉ lệ cạnh tranh của nó ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, nếu có cẩm nang xin việc ngành kế toán kiểm toán trong tay, bạn có thể bước qua nhà tuyển dụng một cách dễ dàng..
Vậy bạn đã hiểu rõ về Kế toán – Kiểm toán? Xin việc ngành Kế toán – Kiểm toán có thực sự khó? Và làm sao để nắm chắc trong tay chiếc vé vào những công ty Kế – Kiểm hàng đầu? Với bài viết dưới đây, hãy cùng Headhunting giải đáp mọi thắc mắc để từ đó bước những bước vững chắc trên con đường tiến tới thành công
1. Ngành Kế toán – Kiểm toán là gì?
Kế toán, kiểm toán là hai khái niệm khác nhau với những công việc đặc thù và khác biệt, tuy nhiên lại không thể tách rời. Hiểu một cách đơn giản nhất, kế toán làm thu thập và cung cấp số liệu về tài sản, thông tin tài sản và các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Trong khi đó kiểm toán là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Ở mức độ rộng hơn, bộ phận Kiểm toán – Kế toán là công cụ đắc lực để quản lý nền kinh tế nhà nước.
2. Thực trạng ngành kế toán – kiểm toán hiện nay
Với sự phát triển kinh tế như Việt Nam hiện nay thì ngày càng sẽ thành lập lên nhiều doanh nghiệp, đồng thời kéo theo nhu cầu về nhân sự, đặc biệt là bộ phận làm việc kế toán – kiểm toán tăng cao. Đây là một trong những vị trí không thể thiếu trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào.
Theo dự báo, ngành tài chính của nước ta trong những năm tới sẽ có nhiều khởi sắc về việc tăng trưởng đầu tư nước ngoài, kinh tế phát triển mạnh, số lượng các công ty đều gia tăng. Bên cạnh đó, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch tái cấu trúc của các doanh nghiệp. Theo đó, là những thay đổi trong các quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Cụ thể như:
- Chính phủ sẽ ra quyết định liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam. Điều này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán của VN trong những năm tới.
- Sự xuất hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến nhiều thay đổi cho ngành kế toán. Công nghệ số ngày càng “hot”, do đó được các doanh nghiệp áp dụng làm thay đổi cách thức thực hành nghiệp vụ tài chính. Nhân viên kế toán có thể áp dụng các chứng từ điện tử, phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu,…cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi trường tin học hóa.
3. Cơ hội xin việc ngành Kiểm toán – Kế toán
Kế toán và Kiểm toán là hai lĩnh vực đều thuộc kế toán tài chính, đều làm việc trên những con số và dữ liệu nhưng lại là hai ngành nghề với những nhiệm vụ đặc thù hoàn toàn khác biệt. Học về Kế toán là học về ba công việc cơ bản: Một là đo lường, hai là xử lý/ghi nhận và ba là truyền đạt/cung cấp dữ liệu, thông tin chính xác về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và luồng tiền tạo ra trong một đơn vị.
Kiểm toán là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Sau khi ra trường, ứng viên có bằng Kế toán – Kiểm toán có thể xin và làm việc với các nhóm việc dưới đây:
Nhân viên kế toán
Mô tả công việc:
- Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh từ toàn bộ các phòng ban như Phòng kinh doanh, Bộ phận bán hàng,… ở đơn vị vào chứng từ kế toán là phiếu thu, phiếu nhập/xuất kho, hóa đơn bán hàng.
- Tổng hợp, ghi chép lại chi tiết các hoạt động tài chính vào sổ kế toán một cách chính xác và hợp lý.
- Làm báo cáo kế toán hàng tháng từ các số liệu đã ghi chép hàng ngày để gửi tới Ban lãnh đạo, từ đó có những điều chỉnh phù hợp cho hoạt động kinh doanh, đem lại những thay đổi tích cực cho doanh nghiệp.
Kĩ năng và kinh nghiệm cần có:
- Thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng và các phần mềm chuyên về kế toán như MISA, Fast và 3TSoft
- Có trình độ chuyên môn và năng lực nghiệp vụ cao: bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành kế toán, chứng chỉ hành nghề kế toán của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh – ACCA
- Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp
- Sự nhạy bén trước những biến động của thông tin kinh tế, tài chính, nắm bắt thông tin về đối thủ, những thay đổi của nền kinh tế, xu hướng diễn biến tương lai
- Lương trung bình: 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ/tháng
Thủ quỹ
Mô tả công việc:
- Thực hiện việc kiểm tra tiền mặt để phát hiện tiền giả, tính hợp pháp của chứng từ trước khi xuất, nhập tiền khỏi quỹ.
- Thanh toán tiền mặt, kiểm kê đối chiếu quỹ hàng ngày với kế toán tổng hợp, chi trả lương cho nhân viên.
- Quản lý toàn bộ tiền mặt, chìa khoá két sắt, chứng từ thu tiền.
- Phân loại đúng loại tiền, sắp xếp khoa học giúp cho việc dễ dàng nhận biết, xuất nhập tiền dễ dàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao từ Ban lãnh đạo.
Kĩ năng và kinh nghiệm cần có:
- Ngoài những kĩ năng chuyên môn và tin học văn phòng tương tự như nhân viên kiểm toán thì dưới đây là những phẩm chất mà nếu sở hữu thì 100% công việc thủ quỹ dành cho bạn:
- Trung thực, nghiêm túc, tỉ mỉ
- Chịu được áp lực công việc lớn
- Khả năng quan sát và xử lí tình huống tốt
- Lương trung bình: 7.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng
Kiểm toán viên
Mô tả công việc:
- Kiểm toán thu chi, sử dụng nguồn nhân lực, tài sản công ty, quy trình – chứng từ tuân thủ theo Luật nhà nước, quy chế, nội quy doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch kiểm toán trên cơ sở phân tích mục tiêu cùng nguồn tài liệu thu thập được; kiểm tra, giám sát tiến độ và khối lượng công việc của doanh nghiệp; lưu trữ chứng từ, hồ sơ liên quan công tác .
- Ghi nhận và đề xuất hướng giải quyết cho các khó khăn, vướng mắc phát sinh với nhà thầu và các bộ phận có liên quan.
- Làm các báo cáo hàng tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
Kĩ năng và kinh nghiệm cần có:
- Tư duy logic, khả năng diễn đạt gãy gọn, rõ ràng để tổng hợp báo cáo và đưa ra giải pháp một cách chính xác và dễ hiểu nhất.
- Thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng: Excel, Word và các phần mềm như MISA, Fast và 3TSoft.
- Khả năng làm việc độc lập, chủ động, trung thực trong công việc
- Sự tỉ mỉ, thận trọng
- Lương trung bình: 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng
Nhân viên phân tích dữ liệu
Mô tả công việc:
- Tập hợp, theo dõi, phân tích dữ liệu, đưa ra những nhận xét về tiến trình, kết quả hoạt động từ các bộ phận.
- Quản trị hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp, dữ liệu khách hàng,…
- Tổng hợp các báo cáo kinh doanh để đưa ra biện pháp phù hợp giải quyết các vấn đề tồn đọng, phát sinh, từ đó nâng cao hoạt động hiệu quả kinh doanh.
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường, xu hướng và đối thủ.
Kĩ năng và kinh nghiệm cần có:
- Khả năng phân tích, khả năng làm việc dưới áp lực, tư duy linh hoạt, giải quyết tình huống nhanh nhạy.
- Nắm vững tin học văn phòng: Word, Excel…, thành thạo Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung,…) là một lợi thế, am hiểu công cụ, phần mềm quản lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu.
- Sự nhạy bén trước những biến động của thông tin kinh tế, tài chính, những thay đổi của nền kinh tế, xu hướng diễn biến tương lai.
- Lương trung bình: 6.000.000 – 9.000.000 VNĐ/tháng
Nhân viên kiểm soát nội bộ
Mô tả công việc:
- Kiểm soát và tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ, đánh giá các biện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Giám sát và kiểm tra các hoạt động khắc phục, thay đổi và hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà báo cáo kiểm soát đã có khuyến nghị.
- Lập biên bản và xử lý vi phạm đối với nhân viên dưới quyền, các phòng ban chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát.
Kĩ năng và kinh nghiệm cần có:
- Sở hữu chứng chỉ hành nghề/ACCA/CFA…
- Thành thạo Ngoại ngữ là một lợi thế
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng: Word, Excel, Powerpoint,…
- Kỹ năng giao tiếp tốt, nhanh nhẹn và linh hoạt trong xử lý tình huống
- Khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin, dữ liệu.
- Đặc biệt phải có sức khỏe tốt bởi công việc yêu cầu thường xuyên đi công tác tỉnh để thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn.
- Lương trung bình: 8.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng
4. Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán
Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
- Trường Đại học Tài chính – Marketing
- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
- Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM
- Trường Đại học Văn Lang
- Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Trường Đại học Hoa Sen
Thành phố Hà Nội
- Trường Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)
- Học viện Ngân hàng
- Học viện Tài chính
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Hà Nội
- Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Thủy lợi
- Trường Đại học Thương mại
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Trường Đại học Thăng Long
5. Cẩm nang xin việc ngành kế toán kiểm toán thành công
Cách viết CV xin việc
Để có thể vượt qua vòng phỏng vấn một cách dễ dàng, bạn cần chuẩn bị 1 bản CV chỉn chu, để lại nhiều ấn tượng với nhà tuyển dụng. Giới thiệu bản thân sao cho thật ấn tượng, bởi lẽ đây là một trong những phần quan trọng nhất trong bản CV, nó có thể quyết định nhà tuyển dụng có nên đọc tiếp hay không?
Cụ thể: Trong ngành kế toán – kiểm toán, các công ty, doanh nghiệp tìm kiếm ở các ứng viên có bằng cấp chuyên môn tốt, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Cho nên, ở phần này bạn nên viết rõ các thành tựu đã đạt được, kinh nghiệm có liên quan, chứng chỉ hay các khóa học đã tham gia.
Kỹ năng làm việc: Đây là yếu tố quyết định thành công trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán, cho nên nhà tuyển dụng rất quan tâm đến phần này trong CV. Khi viết đến nó, bạn cần liệt kê rõ những kỹ năng mình có được, chẳng hạn như: Kỹ năng phân tích, có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt,…
Trình độ chuyên môn: Ở phần này bạn viết kiến thức chuyên môn, trình độ có được của bạn theo thứ tự thời gian gần nhất đến xa.
Kinh nghiệm làm việc: Bạn cần nêu ra những kinh nghiệm đã tích lũy qua các công việc đã làm trước đây, đặc biệt nói ra thế mạnh của bạn về chuyên môn của ngành kế toán-kiểm toán.
6. Một số lưu ý trong buổi phỏng vấn
Với tỷ lệ cạnh tranh khắc nghiệt của ngành kế toán và kiểm toán thời điểm hiện nay, bạn cần có một hành trang vững chắc trước khi bước vào buổi phỏng vấn (chuẩn bị kiến thức chuyên môn, phong thái thật tốt).
Một số câu hỏi nhà tuyển dụng thường hỏi như sau:
“Tố chất quan trọng nhất của một người làm kế toán – kiểm toán là gì?”
Khi gặp phải câu này của nhà tuyển dụng, bạn không nên chỉ trả lời một tố chất, hãy liệt kế một số tố chất quan trọng nữa. Ví dụ bạn có thể nói: Trung thực là một trong những tố chất cần thiết nhất, bởi vì đây là công việc liên quan đến tiền bạc nên chúng là yếu tố không thể bỏ qua. Đi kèm theo đó là đức tính cẩn thận, thiếu nó sẽ có thể làm hỏng việc bất kỳ trường hợp nào.
“Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”
Ở trường hợp này, bạn nên đưa ra câu trả lời thật khách quan (ví dụ: muốn thay đổi văn phòng làm việc..) Thế nhưng, điều tối kỵ nhất là bạn không được chê bai về công ty cũ trước người phỏng vấn lúc bấy giờ.
Ngành kế toán và kiểm toán đòi hỏi những kiến thức chuyên môn cực kỳ chuyên sâu. Để trở thành một kế toán viên hay kiểm toán viên, bạn cần phải được đào tạo vô cùng bài bản, đồng thời cần có những kỹ năng, tố chất cần thiết.
Trong thời điểm hiện tại, vẫn biết cơ hội nghề nghiệp của ngành nghề này đang tăng cao, thế nhưng sự cạnh tranh của nó cũng không hề dễ dàng gì. Làm việc ở bất cứ vị trí nào trong công việc này, nếu nắm chắc cẩm nang xin việc ngành kế toán kiểm toán, thì bạn có thể tiến xa, tiến cao hơn nữa trong tương lai. Còn nếu đang là sinh viên sắp ra trường, các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu sẽ chào đón bạn về ngay thôi!
Tìm việc làm Ngành Kế toán và Kiểm toán lương cao tại đây!
Headhunting chúc bạn thành công !