Kiểm toán là gì ? Mô tả công việc của kiểm toán

Kiểm toán là ngành nghề phát triển rất mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Bởi vai trò đặc thù và những yêu cầu nghề nghiệp khắt khe mà nghề kiểm toán nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Cùng KJOB tìm hiểu mô tả công việc của một kiểm toán, cũng như vai trò, các vị trí công việc và cơ hội nghề nghiệp ngành kiểm toán các bạn nhé.

Kiểm toán là gì ?

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp của các thông tin đó với các tiêu chuẩn được thiết lập sẵn.

Bạn cũng có thể hiểu đơn giản kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức.

Kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng, mà chủ yếu là những người quan tâm đến tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng họ không có chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy họ tìm đến kế toán viên để tìm hiểu và đánh giá, từ đó giúp họ có quyết định tốt nhất.

Các công việc chính của kiểm toán bao gồm:

  • Kiểm tra tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính (BCTC).
  • Đưa ra đánh giá về mức độ hợp lý của các thông tin trên BCTC.
  • Tư vấn cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức về các sai sót phát hiện được và gợi ý biện pháp khắc phục.

Các công việc của kiểm toán là gì?

Hiểu một cách đơn giản, các kế toán viên sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính, ví dụ như phương pháp đối chiếu, logic, diễn giãi thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm,… Với hoạt động đó, có thể thấy được 3 chức năng chính của kiểm toán, đó là:

  • Xác minh tính trung thực và tính pháp của các báo cáo tài chính.
  • Đánh giá bằng việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.
  • Tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Chúng ta phải hiểu rằng, các tổ chức ở đây không chỉ là các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn bao gồm cả những cơ quan Nhà nước, như đã nói kiểm toán hướng tới nhiều đối tượng khác nhau.

Các vị trí công việc ngành kiểm toán

1. Kiểm toán viên

Kiểm toán viên là kế toán viên đáp ứng được các bằng cấp theo yêu cầu để có thể thực hiện việc kiểm tra tính chính xác của các tài khoản và báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Từ những kết quả kiểm tra, kiểm toán viên sẽ lập ra một bản báo cáo độc lập cho thấy các thông tin trên báo cáo tài chính có phản ánh đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp hay không. Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

2. Trưởng nhóm kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán là người chịu trách nhiệm triển khai các cuộc kiểm toán, đồng thời cũng là người điều phối, giám sát, hướng dẫn thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán đã đặt ra.

3. Trợ lý kiểm toán

Trợ lý kiểm toán là người hỗ trợ nhân viên kiểm toán kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính.

4. Thực tập sinh kiểm toán

Thực tập sinh kiểm toán là người học tập trực tiếp qua việc công việc thực tế để nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc. Họ sẽ làm việc theo sự phân công của kiểm toán viên và hỗ trợ các nhân viên chuyên nghiệp các công việc kiểm toán và hành chính khác.

5. Kiểm toán viên nội bộ

Kiểm toán viên nội bộ là người phụ trách công tác kiểm tra thông tin tài chính và giám sát hệ thống vận hành của doanh nghiệp. Trách nhiệm của họ là đảm bảo hệ thống thông tin tài chính và vận hành của doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng, chính xác và hợp pháp.

Các loại kiểm toán hiện nay

  • Kiểm toán Nhà nước: Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
  • Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.
  • Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài, vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên trong nội bộ công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của ban giám đốc.

Như vậy, để có thể tìm kiếm việc làm và trở thành một kiểm toán viên nhận được sự tin tưởng, ngoài năng lực chuyên môn, họ cũng cần có những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, chẳng hạn như độc lập, không chịu sự chi phối từ khách hàng, phải đánh giá khách quan và thực tế, và điều quan trọng nhất chính là hiểu và tôn trọng pháp luật.

Vai trò của kiểm toán

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, vai trò của kiểm toán ngày càng trở nên rõ nét. Đồng thời kiểm toán nước ta cũng đang dần tiếp cận với các nguyên tắc, chuẩn mực của kế toán kiểm toán quốc tế.

Một hệ thống tài chính có “lành mạnh” hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thông tin hoạt động kinh tế và quản trị kinh doanh do kế toán cung cấp và được xem xét, đánh giá bởi kiểm toán.

Hiện tại vai trò của kiểm toán ngày càng được khẳng định đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và cả cơ quan Nhà nước.

Đối với Nhà nước : Kiểm toán có vai trò phản ánh, kiểm soát ngân quỹ và sự vận động của ngân quỹ cũng như tài sản quốc gia. Bên cạnh đó còn hỗ trợ Nhà nước trong việc đưa ra các quyết định và giải pháp để quản lý hiệu quả khía cạnh tài chính, kinh tế.

Đối với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế: Bên cạnh vai trò kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính – kế toán, kiểm toán còn thực hiện công tác tạo lập căn cứ và đưa ra những tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra những quyết định kinh doanh và đầu tư nhanh chóng và chính xác.

 Học nghề kiểm toán ở đâu ?

Dưới đây là danh sách các trường có đào tạo ngành kiểm toán để bạn tham khảo:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Khoa Quốc tế – ĐHQG Hà Nội
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
  • Đại học Hải Phòng
  • Đại học Công nghiệp Việt Trì

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

  • Đại học Kinh tế Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Kinh tế Huế
  • Đại học Tài chính – Kế toán
  • Đại học Thái Bình Dương
  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Hồng Đức

Khu vực miền Nam

  • Đại học Kinh tế luật TPHCM
  • Đại học Kinh tế TPHCM
  • Đại học Ngân hàng TPHCM
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Mở TP Hồ Chí Minh
  • Đại học Công nghiệp TPHCM
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM
  • Đại học Công nghệ TPHCM
  • Đại học Gia Định
  • Đại học Hùng Vương TPHCM
  • Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu

Cơ hội nghề nghiệp

Bên cạnh đó thị trường Việt Nam còn chứng kiến sự tham gia của các tổ chức kiểm toán quốc tế với nhu cầu cao về nhân lực có chuyên môn, giỏi ngoại ngữ. Nếu là một kiểm toán viên giỏi, bạn có thể làm việc tại một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới: Ernst & Young, KPMG, PwC và Deloitte. Bốn công ty này được Tạp chí kinh tế toàn cầu Forbes bình chọn trong top 10 công ty ai cũng khao khát làm việc.

Cơ hội nghề nghiệp lớn nhưng theo thống kê cả nước hiện mới có 5.080 người được cấp chứng chỉ KTV, trong đó số KTV hành nghề (đủ điều kiện ký báo cáo kiểm toán) là 2.037 người. Số lượng này thực chưa đủ để kiểm toán hàng vạn doanh nghiệp tại nước ta.

Mức lương khởi điểm ngành kiểm toán luôn ở mức cao, nhất là tại các công ty kiểm toán nước ngoài. Làm việc trong ngành kiểm toán bạn cũng nhận được nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề hoặc đảm nhận các vị trí quản lý cấp cao trong lĩnh vực kế toán và kiểm soát tài chính.

Hy vọng qua bài viết này của KJOB bạn đọc có thể hiểu tường tận kiểm toán là gì, cũng như nắm được những thông tin quan trọng về ngành kiểm toán tại Việt Nam.

Headhunting chúc bạn thành công !