Cẩm nang xin việc ngành tài chính ngân hàng

Nếu bạn đang có ý định tìm việc tài chính ngân hàng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, cần biết thông tin và lưu ý điều gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây để xin việc thuận lợi. Với những ai đang có mục tiêu trở thành nhân viên ngân hàng hay nhân sự trong công ty tài chính cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu quá trình tìm việc. Hãy cùng Headhunting tìm hiểu những vị trí tuyển dụng và kinh nghiệm làm việc trong nhành tài chính nhân hàng các bạn nhé.

Những công việc tài chính ngân hàng

1.1. Giao dịch viên ngân hàng

Đây là một trong những vị trí ‘hot’ khi xin việc ngành tài chính ngân hàng. Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đáp ứng yêu cầu, giải đáp thắc mắc liên quan tới sản phẩm dịch vụ, nhận các khoản tiền vay hoặc gửi, rút tiền cũng như các thủ tục giấy tờ,… Ngoài chuyên ngành vững vàng thì vị trí này còn yêu cầu kỹ năng tiếng anh tốt, ngoại hình sáng cao từ 1,58m, chịu được áp lực và có kỹ năng giao tiếp.

1.2. Chuyên viên kinh doanh

Ngành nghề nào cũng cần đến bộ phận kinh doanh, ở lĩnh vực tài chính ngân hàng, bạn có nhiệm vụ tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, đồng thời giải đáp, tư vấn, tiếp thị sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình. Thêm vào đó là phát hiện các hành vi gian lận từ hồ sơ của khách rồi tìm ra giải pháp ngăn chặn,… Để làm tốt công việc này, bạn cần có kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt, tư duy nhạy bén và chịu được áp lực cao.

1.3. Chuyên viên tín dụng

Ở vị trí này bạn cần tư vấn các thủ tục vay vốn cho khách hàng, thẩm định khả năng vay khách hàng, sau đó lập hợp đồng tín dụng. Nếu hồ sơ được duyệt thì tiến hành lập hồ sơ giải ngân, kiểm tra vốn. Chuyên viên tín dụng làm việc chuyển nhóm nợ và thu hồi nợ xấu, tất toán hợp đồng, giải chấp tài sản thế chấp.

1.4. Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân

Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân là người tư vấn cách dùng tiền cho khách hàng, đưa ra những giải pháp tài chính giúp khách hàng có lựa chọn phù hợp. Để làm việc này, bạn phải nhạy bén trong việc nhận biết các thông tin, thời cuộc, đánh giá tình hình thực tế, có kiến thức về luật thuế, đầu tư, bảo hiểm.

1.5. Nhân viên phân tích tài chính

Công việc của chuyên viên phân tích tài chính là tổng hợp và phân tích các thông tin, xu hướng hiện có và đưa ra những dự báo trong tương lai; tư vấn cho giám đốc về cấu trúc thuế, tài chính, chiến lược đầu tư, phân tích rủi ro đầu tư. Bạn phải có kỹ năng sử dụng số liệu về tài chính và những am hiểu nhất định về thị trường tiền tệ để đưa ra những giải pháp đầu tư hiệu quả và đúng đắn nhất.

1.6. Kiểm toán viên nội bộ

Vị trí này rất quan trọng, làm công việc rà soát lại hệ thống kế toán và các quy chế có liên quan. Kiểm tra các thông tin tài chính, tính hiệu quả của các công tác kế toán. Lập báo cáo kiểm toán, do đó, bạn phải có khả năng phân tích, đánh giá rủi ro, giao tiếp tốt,vững kiến thức chuyên ngành kiểm toán, hiểu biết về ngân hàng bán buôn và bán lẻ là lợi thế.

1.7. Nhân viên Telesales ngân hàng

Công việc của telesales là tìm kiếm khách hàng và tư vấn cho họ các sản phẩm dịch vụ như vay vốn, gửi tiết kiệm, làm thẻ tín dụng,… của ngân hàng thông qua tổng đài. Đồng thời, trả lời giải đáp câu hỏi thắc mắc của khách hàng. Làm tốt nhiệm vụ được giao của cấp trên. Muốn làm việc này bạn phải có khả năng chịu áp lực tốt, kiến thức chuyên môn và có tính bền bỉ, kiên nhẫn.

1.8 Nhân viên quản lý rủi ro

Nhiệm vụ của nhân viên quản lý rủi ro là dự báo và phân tích vấn đề rủi ro, lên kế hoạch để giảm thiểu rủi ro trong doanh nghiệp. Phân tích, xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn công cụ đo lường và quản lý rủi ro phát sinh.

Đảm bảo các chính sách rủi ro được thực thi đúng, hiệu quả. Hỗ trợ tư vấn các bộ phận khác chiến lược quản trị, giảm thiểu rủi ro. Bạn cần phải biết sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Tiếng Anh nói và viết tốt. Tư duy logic và phân tích tốt. Khả năng giao tiếp, phân tích tốt, làm việc độc lập, lường trước các rủi ro.

Cách viết CV xin việc tài chính ngân hàng

Trong cẩm nang xin việc tài chính ngân hàng thì phần viết CV vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để có được một bản CV ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng?

Mục tiêu nghề nghiệp: Trong CV nhất định bạn phải nêu được vấn đề này một cách ngắn gọn, súc tích. Nhấn mạnh đúng mục tiêu vào vị trí mà họ đang tìm, như vậy họ sẽ thấy được sự nghiêm túc của bạn. Nhân viên ngân hàng giỏi đòi hỏi có sự cầu tiến, ý chí phấn đấu, hãy để nhà tuyển dụng nhìn được điều đó ở bạn. Nếu đang tham gia khóa học nâng cao kỹ năng nào đó thì bổ sung ngay vào CV, điều này giúp bạn ghi điểm tốt hơn.

Kinh nghiệm: Kinh nghiệm là yếu tố mà nhà tuyển dụng nào cũng đề cập đến. Vì vậy, hãy liệt kê những vị trí thực tập hay kinh nghiệm đã từng làm trong các lĩnh vực như đầu tư, tài chính, ngân hàng, kinh doanh,… Khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên ngân hàng, để CV được chú ý, nổi bật và ấn tượng hơn thì bạn hãy đưa vào số liệu cụ thể, phản ánh được thành tích bạn đạt được cũng như là căn cứ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan hơn về những kinh nghiệm của bạn.

Những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, chưa đi làm ở đâu thì có thể lấy số liệu từ khoản tiền các nhà tài trợ cho một chương trình nào đó bạn tham gia. Hoặc thành tích, điểm số các môn học có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, đừng quên nêu hoạt động của bạn ở trường, lớp để thể hiện khả năng giao tiếp, ứng biến của bản thân. Nhấn mạnh vào kiến thức chuyên môn, điểm mạnh của mình.

Kỹ năng: Một nhân viên ngân hàng luôn cần sự nhanh nhạy, trung thực, kiến thức chuyên môn, khả năng làm việc nhóm,… Vậy nên, trong CV bạn tập trung thể hiện điều này. Liên kết các kỹ năng, sở thích với vị trí ứng tuyển.

Lưu ý: Việc trình bày bố cục CV đẹp mắt, khoa học cũng rất cần thiết, phân loại, sắp xếp thông tin một cách rõ ràng, thể hiện bạn là người cẩn thận, làm việc khoa học. Mọi thông tin được viết trong CV đều phải chính xác, đúng chính tả, không để nhiều khoảng trống và phông chữ quá màu mè.

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tài chính ngân hàng

Bên cạnh các câu hỏi nghiệp vụ chuyên môn thì các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một vài vấn đề để thấy được các phẩm chất cũng như kỹ năng của bạn có phù hợp với doanh nghiệp hay không, do đó bạn nên trả lời trước các mẫu câu hỏi dưới đây.

  • Hãy giới thiệu về bản thân?
  • Tại sao bạn lại chọn ngân hàng chúng tôi?
  • Tại sao bạn lại chọn công việc này?
  • Bạn có nộp hồ sơ vào những ngân hàng khác không?
  • Nêu 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bạn?

Các trang web tuyển dụng ngành tài chính ngân hàng phổ biến

Thời buổi 4.0 hiện đại và mọi thứ được công nghệ hóa thì tìm việc trên các trang web tuyển dụng chính là phương pháp phổ biến nhất. Bạn có thể lên website của ngân hàng, công ty tài chính muốn ứng tuyển rồi nộp CV trực tiếp, hoặc thông qua các trang tuyển dụng trực tuyến để tìm việc dựa theo yêu cầu của mình như: Kjob.vn……

Hi vọng cẩm nang xin việc tài chính ngân hàng được chia sẻ trên đây đã giúp các bạn định hướng được phần nào mục tiêu, các bước thực hiện sắp tới trong tương lai, tìm được một công việc đúng chuyên ngành và phù hợp.

Headhunting chúc bạn thành công !