Vị trí chuyên viên pháp lý ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức, công ty và mang lại nhiều cơ hội phát triển trong sự nghiệp. Vậy chuyên viên pháp lý là gì? Bí quyết để trở thành một chuyên viên pháp lý giỏi là gì? Hãy cùng HEADHUNTING tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có cái nhìn đầy đủ nhất về công việc của một chuyên viên pháp lý nhé.
1. Chuyên viên pháp lý là gì?
Chuyên viên pháp lý (Legal Consultant) là người làm công việc tư vấn, giải đáp, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến pháp luật giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ, tránh vi phạm pháp luật, hạn chế tối đa vấn đề tranh chấp, kiện tụng…
Công việc của chuyên viên pháp lý được xem là một vị trí quan trọng nhưng cũng khá áp lực. Họ không chỉ làm việc tại các văn phòng luật hay cơ quan công quyền mà còn là bộ phận chủ chốt trong các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
2. Vai trò của chuyên viên pháp lý
Chuyên viên tư vấn pháp lý đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp. Họ thường ảnh hưởng rất lớn đến việc vận hành của một tổ chức, doanh nghiệp, đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể phát triển và không vướng mắc gì liên quan đến pháp luật.
Cụ thể, họ giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến phúc lợi xã hội, tai nạn lao động, thủ tục đăng ký đầu tư, kinh doanh, thủ tục đăng ký thương hiệu, bản quyền… Chẳng hạn khi ký hợp đồng với đối tác, chuyên viên pháp lý sẽ phải tìm hiểu đối tác, nghiên cứu và soạn thảo các điều lệ, thủ tục để đảm bảo vấn đề hợp tác được diễn ra thuận lợi.
Tránh những sai sót và sơ hở về pháp lý khiến đối tác có thể phó thác trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra. Ngoài ra, tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đều cần chuyên viên pháp lý tham mưu, tư vấn hoặc thay mặt cho lãnh đạo để giải quyết. Vai trò của chuyên viên pháp lý vẫn được ví như những người “gác cổng” cho doanh nghiệp, họ góp phần quyết định rất lớn đến yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
3. Bí quyết để trở thành một chuyên viên pháp lý giỏi
Điều kiện để trở thành chuyên viên pháp lý
Trở thành một chuyên viên pháp lý là mơ ước của khá nhiều người nhưng để hiện thực hóa điều đó, bạn cần phải có đáp ứng được các tiêu chuẩn khá khắt khe. Hãy cùng tìm hiểu điều kiện để trở thành chuyên viên pháp lý là gì nhé.
Về trình độ, học vấn
Để làm chuyên viên pháp lý bạn cần tốt nghiệp hệ cử nhân hoặc thạc sĩ chuyên ngành Luật. Hoặc tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hệ thống Luật, quy trình pháp lý và các nguyên tắc cơ bản liên quan đến pháp luật.
Về kiến thức pháp lý
Người làm chuyên viên pháp lý cần có kiến thức sâu rộng, nắm chắc các lĩnh vực pháp lý liên quan đến tổ chức hoặc công ty mình đang và sẽ làm việc. Trong đó, nổi bật nhất là Luật doanh nghiệp, Luật tài chính, Luật lao động, Luật bất động sản hoặc các lĩnh vực khác tuỳ thuộc vào hoạt động của đơn vị.
Về kỹ năng cá nhân
- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích: Đây là kỹ năng quan trọng nhất mà một chuyên viên pháp lý cần có. Trước một sự việc, một vấn đề pháp lý xảy ra, chuyên viên pháp lý phải tìm hiểu và phân tích cẩn thận, tỉ mỉ để hiểu rõ trường hợp đó vi phạm ở quy định nào, mức độ nghiêm trọng của sự việc ra sao. Dựa vào đó có thể đưa ra biện pháp hoặc hướng xử lý phù hợp, tránh chủ thể mắc sai phạm khó tháo gỡ hơn.
- Kỹ năng viết và giao tiếp: Không chỉ có kỹ năng nghiên cứu, phân tích, người làm chuyên viên pháp lý cũng cần có kỹ năng viết và giao tiếp thành thạo. Cần có khả năng viết và soạn thảo văn bản pháp lý, hợp đồng và báo cáo pháp lý một cách rõ ràng, rành mạch và chuẩn theo quy định. Ngoài ra, khả năng giao tiếp tốt là kỹ năng cần thiết để giúp truyền đạt dễ dàng các thông tin pháp lý cho các bên có liên quan.
- Kỹ năng tư duy phân tích và giải quyết vấn đề: Một sự việc không mong muốn xảy ra, nhất là các tình huống nguy hiểm trong hướng ngàn cân treo sợi tóc khi có một chuyên viên pháp lý có tư duy logic tốt, nắm bắt trọng tâm vấn đề thì quá trình giải quyết sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Kỹ năng bảo mật thông tin và làm việc nhóm: Đặc trưng của ngành pháp lý là các thông tin đã và đang xử lý đều phải giữ kín trước khi đưa ra công khai. Trong quá trình điều tra, đánh giá không chỉ có mình chuyên viên pháp lý mà có nhiều bên phối hợp nên rất cần kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp để mang lại kết quả tốt.
- Có tính trung thực, kiên nhẫn và tỉ mỉ, chịu áp lực cao
Do công việc liên quan đến Pháp luật do nhà nước ban hành nên đòi hỏi người làm việc cần có đức tính trung thực, kiên nhẫn, tỉ mỉ, chịu được áp lực cao. Do xã hội ngày càng phát triển nên các nghị định, quy định liên tục được bổ sung, nên là các chuyên viên pháp lý phải cập nhật kịp thời. Điều này cũng tạo áp lực sự căng thẳng lên đôi vai của người làm công việc này.
4. Công việc của một chuyên viên pháp lý là gì?
Chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp
Tư vấn và tham mưu kịp thời cho lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến pháp lý như luật lao động, quản trị tài chính, quan hệ đối tác,… Đồng thời chuyên viên pháp lý sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý như đăng ký nhãn hiệu, đăng ký kinh doanh và kiểm tra tính hợp pháp của những giao dịch trong doanh nghiệp.
Xây dựng, kiểm tra, quản lý hệ thống chính sách của công ty
Phối hợp cũng lãnh đạo và các bộ phận khác để lập kế hoạch và xây dựng các chiến lược quản trị nội bộ, thực hiện các chiến lược phòng thủ nhằm tránh những tác động tiêu cực từ đối thủ cạnh tranh..
Kiểm tra hệ thống chính sách nội bộ, các hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo rằng việc ban hành và thực thi các chính sách của công ty hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Đánh giá các yếu tố rủi ro có thể tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, từ đó nghiên cứu và cố vấn chiến lược quản trị rủi ro một cách hiệu quả, phòng ngừa những tranh chấp về pháp lý có thể xảy ra.
Quản lý các vấn đề pháp lý với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
Liên hệ và tiến hành đàm phán với đối tác bên ngoài như chính quyền, tư vấn viên pháp luật hoặc các đối tác kinh doanh khác… để tạo dựng mối quan hệ tin cậy, bền chặt và giải quyết các vấn đề phức tạp đối với các bên liên quan theo sự chỉ đạo của cấp trên.
Tham gia giải quyết các vấn đề tranh chấp và hoạt động tố tụng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp. Soạn thảo và củng cố các hiệp định, thỏa thuận các hợp đồng và các văn bản, tài liệu pháp lý để đảm bảo doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân.
Kiểm tra tính pháp lý đối với các hợp đồng, văn bản mà công ty ban hành và ký kết, kiểm tra các giao dịch để đảm bảo tất cả luôn hợp pháp. Trong trường hợp có sai sót, nhân viên pháp lý cần tiến hành chỉnh sửa, bổ sung nhằm hoàn thiện hồ sơ pháp lý, tuân thủ đúng các quy định luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Nghiên cứu và cập nhật các quy định pháp lý
Thường xuyên nghiên cứu luật, nghị định, thông tư có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty và cập nhật liên tục khi có các sửa đổi, bổ sung theo quy định và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời có trách nhiệm quản lý các văn bản, hồ sơ pháp lý và chuẩn bị các hồ sơ để giải quyết khi có vấn đề pháp lý phát sinh.
5. Lương chuyên viên pháp lý
Vì tính chất công việc khá áp lực nên tiền lương của chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp, công ty khá cao. Hiện nay, mức lương trung bình của người mới vào nghề dao động từ 13 – 15 triệu đồng/tháng và 20 – 30 triệu đồng/tháng với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra, mức lương của chuyên viên pháp chế còn có thể cao hơn tùy thuộc vào quy mô hoạt động, khối lượng công việc, chế độ đãi ngộ của mỗi một đơn vị khác nhau.
6. Tìm việc làm chuyên viên pháp lý ở đâu?
Với xu thế kinh tế hội nhập hiện tại thì hầu như các công ty lớn nhỏ đều có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp chế. Do vậy, những người đang học chuyên ngành Luật không quá khó để kiếm việc làm sau tốt nghiệp. Hiện tại, các bạn có thể xin việc làm chuyên viên pháp chế qua các kênh sau:
- Nộp trực tiếp hồ sơ tại doanh nghiệp, tập đoàn đang có nhu cầu tuyển dụng qua website, fanpage chính thức.
- Tìm kiếm các tin tuyển dụng liên quan đến ngành chuyên viên pháp lý tại các nhóm trên mạng xã hội.
- Tìm kiếm việc làm trên các website tuyển dụng việc làm uy tín, chuyên nghiệp như Kjob.vn.
Bài viết trên, HEADHUNTING đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chuyên viên pháp lý là gì và các vấn đề cần thiết có liên quan. Hy vọng đây sẽ là bài tham khảo hữu ích cho các bạn trong quá trình định hướng nghề nghiệp và tìm việc làm chuyên viên pháp lý.
HEADHUNTING CHÚC BẠN THÀNH CÔNG !