Với những kỹ sư cơ khí, cơ hội việc làm cũng vô cùng rộng mở. Để hiểu rõ hơn về ngành cơ khí và cơ hội việc làm của ngành này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Headhunting để tích lũy thêm kinh nghiệm tìm việc làm hấp dẫn cho ngành nghề đầy hấp dẫn và tiềm năng này các bạn nhé.
1. Kỹ sư cơ khí là gì?
Kỹ sư cơ khí là những người thực hiện các công việc thiết kế, chế tạo hoặc đảm nhận vai trò quản lý, điều hành kỹ thuật các loại thiết bị, máy móc cơ khí trong quá trình vận hành, sản xuất. Chỉ những người có đào tạo kiến thức chuyên môn và có kỹ năng nghề nghiệp mới đáp ứng được công việc và trách nhiệm của kỹ sư cơ khí.
Bởi công việc không chỉ đòi hỏi về mặt kiến thức vững vàng, kỹ sư cơ khí phải am hiểu các định luật hoạt động của các thiết bị máy móc, có tay nghề cao để đảm bảo các thiết bị hoạt động đúng kỹ thuật. Trong các nhà máy, bộ phận cơ khí rất quan trọng. Chỉ cần một thiết bị có sai sót có thể khiến nhà máy sẽ phải ngưng sản xuất, gây nên những hậu quả lớn. Do vậy, ngành kỹ sư cơ khí luôn là một ngành tiềm năng và rất được trọng dụng.
2. Mô tả công việc của kỹ sư cơ khí
Tùy vào mỗi lĩnh vực, mỗi sản phẩm – thiết bị cơ khí mà nhiệm vụ của kỹ sư cơ khí cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì kỹ sư cơ khí sẽ thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:
- Thiết kế, thi công và lắp đặt sản phẩm cơ khí: Kỹ sư cơ khí thực hiện công việc thiết kế và phân tích các bản vẽ về sản phẩm cơ khí, các thiết bị máy móc. Đồng thời, thực hiện thi công hoặc giám sát quá trình thi công các sản phẩm này, nếu có sai sót về kỹ thuật, kỹ sư cơ khí phải kịp thời phát hiện và xử lý để đảm bảo sản phẩm được lắp đặt đúng với bản mẫu thiết kế.
- Theo dõi và kiểm tra quá trình vận hành của các thiết bị máy móc: Kỹ sư cơ khí chịu trách nhiệm theo dõi sự vận hành của các thiết bị máy móc, nghiệm thu các thiết bị hay sản phẩm cơ khí được lặp đặt đúng kỹ thuật và vận hành hiệu quả.
- Sửa chữa, bảo trì máy móc: Thông thường, các nhà máy sản xuất luôn có các hoạt bảo trì định kỳ. Đây cũng chính là một trong những công việc cơ bản của kỹ sư cơ khí. Họ phải thực hiện kiểm tra các hoạt động của máy móc, thiết bị để phát hiện kịp thời các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành. Từ đó tìm nguyên nhân và có kế hoạch bảo trì, khắc phục.
- Đưa ra giải pháp để cải tiến máy móc và thiết bị: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, sáng kiến nhằm cải tiến máy móc và thiết bị. Từ đó cải tiến khả năng hoạt động của các thiết bị này để quá trình vận hành được trơn tru, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Ngoài ra, kỹ sư cơ khí còn thực hiện các nhiệm vụ khác từ cấp trên như tham gia đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, lập báo cáo…
3. Cơ hội việc làm cho kỹ sư cơ khí
Ngành cơ khí từ trước đến nay vẫn được xem là một trong những ngành quan trọng, quyết định rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành cơ khí sẽ càng có nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa. Đây cũng là lý do mà ngành này luôn được ví như “mảnh đất màu mỡ” mở ra nhiều cơ hội việc làm cho ứng viên.
Kỹ sư cơ khí không hẳn chỉ làm trong các công ty khí, họ hoàn toàn có nhiều lĩnh vực để chọn lựa từ ngành cơ khí ô tô, dệt may, thực phẩm, năng lượng, thậm chí là công nghiệp hàng không. Sinh viên tốt nghiệp ngành cơ khí có thể tham gia vào công tác thiết kế, thi công và lắp đặt bản vẽ các thiết bị, máy móc cho nhà máy hoặc các công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn thiết kế và vận hành máy móc, thiết bị cơ khí hoặc làm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất…
Hiện nay, các nước như Nhật Bản rất chú trọng việc tuyển dụng các kỹ sư cơ khí có tay nghề tham gia làm việc và đào tạo tại Nhật. Do vậy, ứng viên có thể đăng ký “xuất khẩu” tại các thị trường tiềm năng này theo diện kỹ sư. Đây cũng được xem là cơ hội tốt cho những lao động Việt Nam sang Nhật làm việc và nâng cao trình độ tay nghề.
4. Mức lương của kỹ sư cơ khí
Ngành cơ khí là ngành có mức lương khá ổn, tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực cũng như quy mô doanh nghiệp mà việc chi trả mức lương có sự khác biệt. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư cơ khí mới ra trường cũng rất cao. Tất nhiên mức lương kỹ sư cơ khí mới ra trường chỉ ở mức tương đối, có thể rơi vào vào khoảng 6-8 triệu đồng/tháng.
Đối với kỹ sư cơ khí có kinh nghiệm thì mức lương có thể lên tới 15-20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên có những sáng kiến có thể áp dụng để cải tiến máy móc, nâng cao hiệu quả sản xuất thì công ty sẽ có các khoản thưởng hậu hình dành cho những sáng kiến đó.
Đặc biệt với những kỹ sư cơ khí làm việc tại các công ty nước ngoài hoặc những kỹ sư từng tham giao đào tạo tại nước ngoài cũng thường sở hữu mức lương cao hơn rất nhiều. Thực tế thì không doanh nghiệp nào ngại trả lương cho bạn, chỉ cần bạn thật sự đủ năng lực và kinh nghiệm thì mức lương chi trả cũng hoàn toàn tương xứng.
5. Tìm việc làm kỹ sư cơ khí ở đâu?
Với những kỹ sư mới ra trường, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm bạn có thể tham gia làm việc tại các xưởng hoặc nhà máy có quy mô nhỏ, thiết bị máy móc còn đơn giản. Mặc dù mức lương khởi điểm chưa cao, tuy nhiên quá trình này có thể giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, am hiểu các thiết bị trước khi ứng tuyển vào những vị trí cao hơn hoặc những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.
Những bạn sắp bước vào nghề nhưng đang lo lắng về nhu cầu tuyển kỹ sư cơ khí mới ra trường như thế nào, hãy mạnh dạn thử sức vì việc làm kỹ sư cơ khí luôn rất tiềm năng. Các bạn có thể truy cập Kjob.vn để tham khảo các thông tin tuyển dụng mới nhất.
Chỉ cần gõ từ khóa việc làm kỹ sư cơ khí sẽ có hàng ngàn các thông tin tuyển dụng được hiện lên với nhiều chuyên ngành đa dạng, tùy vào đam mê mà ứng viên có thể lựa chọn cho mình những công việc phù hợp.
Việc làm Kỹ sư cơ khí lương cao tại đây!
Headhunting chúc bạn thành công !