Chuyên viên và nhân viên là hai vị trí chúng ta dễ bắt gặp khi đọc các tin tức tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Hai danh xưng này rất dễ nhầm lẫn là một. Tuy nhiên “chuyên viên” và “nhân viên” là hai chức vụ khác nhau về kinh nghiệm lẫn phạm vi công việc trong một doanh nghiệp. Vậy cụ thể chuyên viên khác nhân viên như thế nào? Hãy cùng Headhunting khám phá định nghĩa, công việc cụ thể, kỹ năng cần có cũng như mức thu nhập trung bình của “chuyên viên” và “nhân viên” qua bài viết này nhé!
1. Chuyên viên là gì?
Về cơ bản, chuyên viên đúng là cấp bậc cao hơn so với nhân viên. Khi tuyển chuyên viên ở bất kì vị trí nào, công ty cũng đều yêu cầu bằng cấp từ đại học và kinh nghiệm từ ít nhất 2-3 năm trở lên. Đây là hai yếu tố đi liền với phúc lợi và các đãi ngộ cao hơn. Đồng thời họ cũng sẽ đảm nhận những công việc chuyên môn cao hơn, phức tạp hơn.
2. Nhân viên là gì?
Nhân viên đơn giản là người lao động làm việc tại các vị trí mà họ được tuyển dụng. Kể từ khi là ứng viên, bạn sẽ trải qua quá trình tuyển dụng. Trong đó bao gồm vòng đơn, vòng phỏng vấn/kiểm tra,… Sau khi đạt các tiêu chí nhà tuyển dụng đề ra và thoả thuận được những điều khoản hợp lý, bạn sẽ chính thức trở thành nhân viên của tổ chức. Nhân viên sẽ chuyên trách một hoặc nhiều công việc cụ thể nhưng dưới sự giám sát và chỉ đạo của các cấp cao hơn.
3. Sự khác biệt giữa chuyên viên và nhân viên
Đọc qua định nghĩa hẳn bạn cũng đã thấy chuyên viên khác nhân viên như thế nào. Chuyên viên và nhân viên đều là những nhân tố quan trọng và cần thiết trong công ty. Tuy nhiên chuyên viên sẽ là người có vị trí và vai trò cao hơn nhân viên.
Chuyên viên đảm nhiệm các công việc đòi hỏi chuyên môn cao. Họ cũng là người định hướng và ra quyết định trong nhiều công việc được cấp trên yêu cầu. Tại nhiều doanh nghiệp vị trí chuyên viên còn được phân hoá thành chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính. Yêu cầu công việc của chuyên viên cũng cao hơn nhân viên. Đi đôi với đó là mức đãi ngộ hấp dẫn hơn.
Nhân viên là nhân sự cấp cơ sở. Nhân viên có trách nhiệm và vai trò thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và làm các yêu cầu khác do cấp trên giao phó. Nhân viên không có vai trò quản lý nên sẽ không được ra quyết định mà chỉ có ý kiến đóng góp và xây dựng. Nhiều vị trí nhân viên không yêu cầu bằng cấp/ kinh nghiệm. Bởi tùy vào tính chất công việc mà nhân viên có thể được đào tạo từ đầu hoặc vừa học vừa làm.
4. Bản chất công việc giữa chuyên viên và nhân viên khác nhau như thế nào?
4.1. Công việc nhân viên
Mô tả công việc chung của vị trí nhân viên thường xoay quanh:
- Đảm nhiệm các công việc hành chính như giấy tờ, hợp đồng, thuế,…
- Thực thi phát triển các kênh cộng đồng của công ty theo kế hoạch đã đề ra từ trước
- Chăm sóc khách hàng thân thiết và các đối tác vừa và nhỏ của doanh nghiệp
- Đề xuất các ý tưởng để cùng nâng cao chất lượng kế hoạch
- Một số công việc khác nếu cấp trên yêu cầu thêm
Đây đều là các công việc không cần đỏi hỏi chuyên môn quá cao nên bạn có thể dành thời gian để vừa làm, vừa tiếp thu thêm những cái mới cho bản thân trong công việc. Hầu như mọi ngành đều có vị trí nhân viên, như nhân viên nhập liệu, nhân viên tín dụng ngân hàng…
4.2. Công việc chuyên viên
Ngược lại, công việc của chuyên viên sẽ đòi hỏi mức độ kinh nghiệm cao hơn cũng như phạm vi công việc chuyên sâu hơn:
- Nghiên cứu, phân tích và định hướng phát triển cũng như lập kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp
- Xây dựng mối quan hệ với các khách hàng, đối tác lớn như các tập đoàn, tổ chức,…
- Quản trị nhân sự bên dưới và trao đổi công việc với các phòng ban khác trong công ty để đảm bảo tiến độ công việc tốt nhất
- Báo cáo mức độ hoàn thành công việc cũng như kết quả công việc cho cấp trên là các giám đốc, quản lý cấp cao,…
- Các công việc chuyên viên có thể kể đến chuyên viên tuyển dụng, chuyên viên pháp lý, chuyên viên nhân sự…
5. Bí quyết để trở thành chuyên viên hoặc nhân viên
Nếu bạn quan tâm và muốn trở thành một chuyên viên thì một trong những điều đầu tiên cần xem xét là trình độ học vấn. Theo một thống kê đã chỉ ra rằng hầu hết chuyên viên có bằng cử nhân đại học trở lên, trong đó nhiều người có bằng thạc sĩ liên quan.
Không thể phủ nhận, bạn vẫn có thể trở thành một chuyên viên chỉ với bằng cấp trung học phổ thông, nhưng đó sẽ là một con đường nỗ lực không hề dễ dàng khác, đòi hỏi phải có mức độ trải nghiệm sâu rộng.
Chọn đúng chuyên ngành cũng là một bước quan trọng khi nghiên cứu cách trở thành Chuyên gia. Bên cạnh đó, các kỹ năng như quản lý thời gian, xây dựng kế hoạch và chiến lược, phân tích các dữ liệu và khả năng giao tiếp, thuyết trình,…cũng là những yêu cầu nên có ở một người chuyên viên.
6. Mức thu nhập chuyên viên và nhân viên có cao không?
Chắc hẳn bên cạnh việc xác định công việc của chuyên viên và nhân viên thì mức chi trả trung bình cho hai cấp bậc này cũng là vấn đề được quan tâm nhiều hơn cả.
Theo tổng hợp thống kê con số thu nhập từ nhiều quy mô doanh nghiệp và các lĩnh vực ngành nghề khác nhau thì mức lương trung bình hàng tháng của chuyên viên cao hơn nhân viên cùng ngành ở khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Chẳng hạn nếu nhân viên chăm sóc khách hàng của ngành làm đẹp có mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng thì chuyên viên có thể nhận mức 12 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó chuyên viên cấp cao cũng sẽ có mức lương nhỉnh hơn một chút so với chuyên viên thông thường.
Tìm cơ hội việc làm Chuyên viên, Nhân viên lương cao tại đây!
Headhunting chúc bạn thành công !