Tuyển dụng sales xuất nhập khẩu không dễ, đặc biệt là khi phải sàng lọc những ứng viên chưa có kinh nghiệm gì. Để mau chóng có được ứng viên tiềm năng cho vị trí này KJOB.VN sẽ chia sẻ bí kíp giúp nhà tuyển dụng tuyển được những ứng viên vị trí sales xuất nhập khẩu chất lượng nhé.
Kinh nghiệm tuyển sale xuất nhập khẩu dành riêng cho doanh nghiệp
Đôi khi, những kiến thức về ngành nghề không hẳn là yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp chọn ra một ứng viên nào đó. Mà những tố chất, kỹ năng cần có để làm sale mới là tiền đề đánh giá và sàng lọc nhân sự đáng tin cậy.
Tìm nguồn ứng viên có tố chất, đáng tin cậy
Hiện nay, có rất nhiều nhóm Facebook, cộng đồng mạng xã hội dành riêng cho việc tuyển dụng và ứng tuyển. Bạn hoàn toàn có thể “nằm vùng” trong các hội nhóm này để tìm ra ứng viên phù hợp.
Những người làm sale xuất nhập khẩu có kinh nghiệm, hoặc có định hướng làm sale XNK nghiêm túc thường sẽ không hoạt động sôi nổi trong các hội nhóm này. Bởi vì họ muốn tìm đến những nguồn tuyển dụng uy tín, rõ ràng, đáng tin cậy hơn. Chứ họ sẽ không quan tâm nhiều đến các bài đăng tuyển không đầu không cuối, từ những chiếc nick clone không rõ chủ nhân.
Những ứng viên trung thành với hội nhóm, chấp nhận những mẫu tin tuyển dụng không rõ ràng, thường là người chưa có kinh nghiệm gì, và cũng không hẳn nghiêm túc gắn bó với ngành nghề, đặc biệt là sales xuất nhập khẩu.
Để có một nguồn CV nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu chất lượng hơn, bạn nên:
- Đăng tuyển nhân sự trên các website việc làm uy tín.
- Quảng cáo tuyển dụng qua kênh fanpage chính của doanh nghiệp mình.
- Ứng dụng LinkedIn vào tuyển dụng nhân sự cấp cao/có thâm niên.
- Nhận ứng viên được giới thiệu từ những nhân viên hiện đang làm trong doanh nghiệp.
- Chiêu mộ ứng viên từ các đối thủ cạnh tranh.
Với vai trò nhà tuyển dụng, cần vận động mọi nguồn lực để tìm kiếm ứng viên tiềm năng, chứ không nên chỉ trông chờ vào các nguồn miễn phí, không rõ chất lượng ứng viên ra sao.
Chuẩn bị tài liệu phỏng vấn khi tuyển dụng sale xuất nhập khẩu
Khi tuyển dụng nhân sự không nên quá chú trọng vào kinh nghiệm chuyên môn. Chủ yếu là đánh giá năng lực và tố chất của người ứng tuyển, để xem họ có phù hợp để “đi đường dài” với công ty hay không.
Dù vậy, bạn vẫn nên chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến kiến thức nền tảng của ngành nghề sale xuất nhập khẩu. Bởi vì những ứng viên nghiêm túc quan tâm đến vị trí tuyển dụng chắc chắn sẽ dành thời gian để tìm hiểu về kiến thức xuất nhập khẩu.
Bạn hãy tập trung vào những kiến thức cơ bản của lĩnh vực như sau:
- Incoterm
- Cách tính cước vận chuyển
- Cách khai báo tờ khai hải quan
- Các loại chứng từ, đặc biệt là C/O và B/L
- Cách tính thuế xuất nhập khẩu
- Quy trình xuất/nhập hàng
Xây dựng hệ thống đánh giá ứng viên khách quan
Như đã nói, việc sàng lọc ứng viên nên dựa trên tố chất và năng lực nhiều hơn là kinh nghiệm. Bởi vậy, bạn cần xây dựng một hệ thống đánh giá ứng viên phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp mình.
Đối với việc tuyển dụng sale xuất nhập khẩu, bạn cần chú ý đến các yếu tố đánh giá năng lực như:
- Các kỹ năng cần có để phục vụ công việc: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản trị thời gian, kỹ năng lắng nghe,…
- Khả năng ngoại ngữ: Ít nhất ứng viên cần giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, nếu biết nhiều hơn 1 ngoại ngữ thì càng tốt.
- Khả năng thích nghi với môi trường mới: Nghề sales xuất nhập khẩu cần sự linh hoạt và khả năng ứng biến cao. Nếu ứng viên dễ dàng thích nghi với sự chuyển đổi thì sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc tốt hơn.
- Tinh thần cầu tiến: Ứng viên có sẵn sàng học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới để hỗ trợ tốt cho công việc hay không.
- Kế hoạch nghề nghiệp tương lai: Ứng viên có quyết tâm theo đuổi nghề sales XNK hay không, có ý định phát triển lâu bền với nghề không.
- Tính cách của ứng viên: Vị trí kinh doanh xuất nhập khẩu yêu cầu ứng viên có khả năng chịu đựng áp lực tốt, kiên nhẫn và giỏi “nhịn”.
Và còn phụ thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp mà người tuyển dụng sale xuất nhập khẩu cũng cần linh hoạt trong xây dựng khung đánh giá ứng viên.
Một số mẹo tuyển dụng sale xuất nhập khẩu tránh bị “bùng” phỏng vấn
Nếu ứng viên từ chối phỏng vấn, hay đến ngày phỏng vấn thì mất hút, thuê bao quá nhiều thì phải làm sao? Để hạn chế tình trạng này, tránh làm tốn thời gian và tài nguyên của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cần lưu ý:
Cần tìm ứng viên ở nguồn uy tín: Những ứng viên chuyên nghiệp, có ý chí cầu tiến, có sự nghiêm túc và cẩn thận tuyệt đối sẽ không “bùng” phỏng vấn. Hoặc nếu có sự cố xảy ra khiến họ không thể tham gia buổi phỏng vấn được thì họ cũng sẽ tìm cách thông báo sớm cho bạn biết. Bạn hãy tham khảo các trang tuyển dụng việc làm miễn phí có tên tuổi xem sao.
Thu thập nhiều CV cùng lúc: Nếu vụt mất người này thì còn lại người khác. Nếu doanh nghiệp bạn cần tuyển 01 nhân sự thì ít nhất hãy thu đủ 03 CV để chọn lọc dễ dàng.
Phỏng vấn qua điện thoại trước khi hẹn gặp trực tiếp: Đây là khâu giúp rút ngắn thời gian tuyển dụng. Bởi chỉ cần một cuộc gọi điện trước khi phỏng vấn cũng giúp nhà tuyển dụng đoán nhận được phần nào về tính cách của ứng viên.
Headhunting chúc bạn thành công !